Các dòng sản phẩm Cohi bảo tồn, giữ nguyên giá trị cốt lõi của văn hóa Việt, khẳng định giá trị của thương hiệu Việt trên thị trường.
Nét văn hóa của phụ nữ Việt: Nấu nước gội đầu
Những thập niên 90s, khi mỹ phẩm không phủ sóng rầm rộ như bây giờ, phụ nữ Việt luôn dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết chăm sóc bản thân và làm đẹp từ thảo mộc và dược liệu tự nhiên. Đối với phụ nữ Việt, mái tóc là một điều gì đó vô cùng thiêng liêng.
Đơn cử như phụ nữ dân tộc Thái Đen, việc chăm sóc mái tóc được coi là cả một nghệ thuật với nhiều nét độc đáo. Theo báo Văn Hóa – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nước gội đầu của phụ nữ Thái Đen rất đặc biệt, phải là nước vo gạo nếp thật đặc. Nước đó phải để ít nhất 2 ngày 2 đêm đến khi thành một hỗn hợp sền sệt sẽ được các cô gái Thái Đen mang đun nóng thêm một số loại lá cây như xả, bồ kết, lá rừng,… sau đó được dùng để gội đầu. Chính bởi sự kỳ công này, mà ngay cả khi phụ nữ Thái Đen luôn có quan niệm khắt khe và rất nhiều ràng buộc đối với mái tóc (không được tùy ý gội đầu, không được cắt tóc…) họ vẫn giữ được mái tóc đen dài mượt mà, óng ả.
Không đâu xa xôi, tuổi thơ của mỗi chúng ta không chỉ dừng lại ở những buổi trưa hè trốn nhà đi chơi, mồ hôi nhễ nhại, bùn đất lấm lem… mà còn ở những nồi nước gội đầu thơm ngát được các bà các mẹ chuẩn bị sẵn mỗi buổi chiều.
Ảnh: Nét văn hóa của phụ nữ Việt: Nấu nước gội đầu.
Ngày ấy, chỉ riêng một nồi nước gội đầu, các bà các mẹ đều phải chọn lọc từng loại thảo mộc. Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, quả bồ kết giúp duy trì mái tóc đen mượt, cỏ mần trầu trị rụng tóc, cải thiện tóc bạc sớm, vỏ bưởi có thể kích thích tóc mọc nhanh, cải thiện mái tóc khô xơ hư tổn hay lá hương nhu trị gàu, trị nấm, nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe…
Qua nhiều đời nay, bồ kết vẫn luôn là bí quyết của phụ nữ để có mái tóc dài, mượt mà, đen bóng, không xơ rối. Cây bồ kết (hợp với khí hậu nhiệt đới) có thể được trồng ở khắp nơi ở nước ta, vậy nên chỉ cần ra chợ là có thể mua một nắm bồ kết mang về nấu nước gội dầu. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần phơi khô rồi nấu nước như những nguyên liệu khác, quả bồ kết trước khi nấu cần phải được phơi khô, tách bỏ hạt để tránh gây bết tóc, sau đó nướng vàng, rồi mới cho vào nồi nước nấu cùng các loại thoải mộc tự nhiên khác.
Kinh nghiệm dân gian chăm sóc tóc còn được đúc kết trong ca dao, tục ngữ của người Việt như: “Tốt tóc gội cỏ mần trầu, sạch đầu thì gội lá sả”. Theo đó, muốn tóc tốt thì gội bằng nước đun với cỏ mần trầu, muốn đầu thơm sạch thì dùng nước đun với lá sả để làm sạch tóc.
Ảnh: Thảo dược dùng để nấu nước gội đầu.
Thời gian qua đi, cuộc sống hối hả hơn và mọi người có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm nhanh và tiện lợi. Mọi người không còn kì công nướng quả bồ kết, phơi khô các loại lá… những chai dầu gội thảo dược dần thay thế nồi nước gội đầu ngày trước. Và từ đó thói quen chăm sóc mái tóc của người phụ nữ Việt cũng dần thay đổi theo thời gian.
Các bà, các mẹ còn không tốn thời gian nấu nước gội đầu nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng thư thái của một nồi nước gội đầu đậm hương vị truyền thống. Từ đó, chai dầu gội đầu thảo mộc dần in sâu vào tiềm thức của nhiều lớp người Việt.
Sản phẩm dầu gội dược liệu
Hiện nay, cùng với nhu cầu về làm đẹp, thì sự an toàn, lành tính ngày càng được coi trọng. Mọi người e ngại những hóa chất tổng hợp sẽ gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Từ đó chiết xuất từ thiên nhiên trở thành xu hướng của ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm trên toàn thế giới, và Công ty cổ phần Tập đoàn Hathor với các dòng sản phẩm Cohi là một trong những công ty tiên phong đón đầu xu hướng này ở Việt Nam.
Mỗi một Sản phẩm dược mỹ phẩm Cohi đều ẩn trong mình những câu chuyện xưa cũ góp phần tăng thêm độ tín nhiệm trước sự hào nhoáng của hàng loạt những dòng mỹ phẩm mới. Cầm trên tay một chai dầu gội dược liệu Cohi dường như là sự hoài niệm về những câu chuyện từ chính kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày trước. Nhưng đây lại là một hoài niệm không hề cũ.
Ảnh: Dầu gội dược liệu Cohi.
Dầu gội dược liệu Cohi là dòng sản phẩm đặc trị các vấn đề về tóc và da đầu như trị gàu, trị rụng tóc, trị nấm… giúp chăm sóc phục hồi tóc hư tổn, lấy lại vẻ đẹp thanh xuân cho mái tóc Việt. Tất cả các sản phẩm Cohi đều thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả cũng như tính an toàn cho người sử dụng.
Cohi và giá trị của di sản văn hóa
Sự nhập cuộc ồ ạt của các thương hiệu mỹ phẩm Hàn, Nhật, Pháp, Mỹ… tạo nên những cuộc đua khốc liệt mà chính bản thân thương hiệu Việt nếu không tự làm mới bản thân mình thì rất khó để cạnh tranh.
Ảnh: Nét văn hóa của phụ nữ Việt.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hathor đã thực sự thay đổi hình ảnh thông thường về mỹ phẩm, khoác lên mình một diện mạo mới để nhập cuộc chinh chiến cùng những dòng mỹ phẩm nhập ngoại ngoài thị trường. Các dòng sản phẩm Cohi của Hathor Group đã bảo tồn, giữ nguyên giá trị cốt lõi của văn hóa Việt, khẳng định giá trị của thương hiệu Việt trên thị trường, chinh phục lớp người trẻ hiện đại.